Sống Khỏe

SEED CYCLING VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT (P.1)

SEED CYCLING VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT (P.1)

Chu kỳ hạt là một xu hướng gần đây được cho là có thể cân bằng hóc-môn nội sinh ở nữ, giúp làm tăng khả năng sinh sản, ổn định chu kỳ kinh nguyệt, giảm các triệu chứng mãn kinh và đặt biệt giúp giảm mụn. Chu kỳ hạt là cách thức sử dụng hạt lanh, bí ngô, vừng và hạt hướng dương vào các thời điểm khác nhau trong tháng để cân bằng một số hóc-môn.


CHU KỲ HẠT LÀ GÌ?

Chu kỳ hạt là một phương pháp trị liệu tự nhiên được cho là cách để cân bằng nội tiết tố bằng việc điều chỉnh hóc-môn estrogen (hóc-môn sinh dục nữ) trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt và hóc-môn progesterone (hóc-môn nội sinh nữ) trong nửa sau.

Các lợi ích sức khỏe của nó bao gồm giúp điều tiết đều chu kỳ kinh nguyệt, giảm mụn, điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), lạc nội mạc tử cung và vô sinh, đồng thời làm giảm các triệu chứng mãn kinh, như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, mệt mỏi và thay đổi tâm trạng một cách thất thường. Một số nguồn tin cũng khẳng định rằng nó có thể cải thiện lượng hóc-môn tiết ra từ tuyến giáp, giúp phục hồi/phát triển cơ bắp, cho tóc chắc khỏe, giảm cân, giữ nước và cải thiện tình trạng rạn da.

Phương pháp phổ biến là ăn 1 muỗng canh hạt lanh và hạt bí ngô mới xay nhuyễn mỗi ngày trong 13 -14 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, được gọi là giai đoạn nang trứng. Trong nửa sau của chu kỳ (giai đoạn hoàng thể), người đang theo chu kỳ hạt sẽ ăn 1 muỗng canh hạt hướng dương và hạt vừng mỗi ngày cho đến ngày đầu của chu kỳ tiếp theo. Đối với phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh không có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, thì chu kỳ kinh nguyệt của họ cũng là dấu hiệu để bắt đầu chu kỳ hạt, với ngày đầu của chu kỳ hạt sẽ rơi vào ngày đầu của kỳ kinh mới.

Những người ủng hộ khẳng định rằng những thay đổi tích cực về nội tiết tố sẽ được thấy rõ rệt chỉ sau vài tháng của chu kỳ. Những ví dụ thường thấy sẽ là sự thay đổi rõ rệt về tình trạng mụn, đồng thời giúp chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn hơn.


CHU KỲ HẠT HOẠT ĐỘNG THẾ NÀO?

Các tuyên bố về cách thức hoạt động của chu kỳ hạt không nhất quán. Tuy nhiên, trên nền tảng cơ bản là các loại hạt khác nhau chưa chất có thể thúc đẩy hoặc cản trở hóc-môn estrogen và progesterone.


Hạt ảnh hưởng như thế nào đến nội tiết tố

Trong giai đoạn đầu của chu kỳ, những người theo chu kỳ hạt khẳng định rằng phytoestrogen trong hạt lanh có thể giúp tăng hoặc giảm nồng độ estrogen khi cần thiết. Phytoestrogen là các hợp chất trong thực vật có cấu trúc gần giống estrogen nên có thể “bắt chước” các hoạt động của estrogen. Ngoài ra, kẽm từ hạt bí ngô cũng giúp thúc đẩy sản xuất progesterone trong lúc chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của chu kỳ.

Trong nửa sau của chu kỳ, lignans - một loại polyphenol - trong vừng được cho là có tác dụng ức chế nồng độ estrogen tăng quá nhiều. Trong khi đó, vitamin E trong hạt hướng dương được cho là giúp tăng lượng progesterone.

Sự ảnh hướng của chu kỳ hạt được chú ý vì giúp cân bằng estrogen và progesterone thông qua các hoạt động của phytoestrogen, kẽm, lignans và vitamin E.


CHU KỲ HẠT CÓ CÂN BẰNG ĐƯỢC NỒNG ĐỘ HÓC-MÔN?

Tác dụng thúc đẩy và tăng cường estrogen của các lignan có trong hạt vừng và hạt lanh tương đối yếu và chủ yếu liên quan đến các đặc tính chống ung thư thay vì bình thường hóa cân bằng hoóc môn. Đề cập đến vừng, một nghiên cứu kéo dài 5 tuần ở phụ nữ mãn kinh cho thấy tiêu thụ 50g bột vừng mỗi ngày làm tăng mức độ của một số hóc-môn giới tính khác nhưng không ảnh hưởng đến mức estrogen.

Mặc dù lượng kẽm và vitamin E đầy đủ là cần thiết cho sức khỏe sinh sản, nhưng không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy rằng việc bổ sung các chất dinh dưỡng này từ hạt mang lại bất kỳ lợi ích bổ sung nào cho sự cân bằng hóc-môn. Nói chung, phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bình thường đã sản xuất đủ lượng hóc-môn. Đối với những người bị mất cân bằng nội tiết tố, chu kỳ hạt cũng không hẳn là cách tốt nhất để cải thiện triệu chứng.


(Còn tiếp)

Đã thêm vào giỏ

Đã thêm vào wishlist