Sống Khỏe

CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH NHIỄM CHÉO KHI LƯU TRỮ THỰC PHẨM

CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH NHIỄM CHÉO KHI LƯU TRỮ THỰC PHẨM

Nhiễm Chéo Là Gì?

Nhiễm chéo là vi khuẩn hoặc virus được chuyển giao từ một bề mặt bị nhiễm khuẩn đến một bề mặt khác chưa bị nhiễm. Các vi khuẩn và virus có thể truyền từ con người, các bề mặt của các thiết bị nơi làm việc và các loại thực phẩm khác.

Khi trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh dễ xảy ra trường hợp món này lạnh quá trong khi món kia lại không đủ lạnh gây chảy nước hay thực phẩm bị hư hỏng mà chủ bếp không hề biết. Việc đóng mở tủ lạnh thường xuyên cũng làm thực phẩm khó đảm bảo độ lạnh cần thiết.

Nhiễm Chéo Xảy Ra Khi Nào?

  • Tay của người nấu bếp là thủ phạm rõ nhất trong việc chuyển vi khuẩn từ các loại thực phẩm chưa được nấu chín sang các thực phẩm ăn sẵn, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chưa chế biến, thớt bẩn, dao và đồ dùng nấu ăn khác cũng có thể lây nhiễm.
  • Thiết bị và đồ dùng không được rửa sạch và khử trùng giữa các lần sử dụng
  • Bề mặt tiếp xúc thường được làm sạch bằng cách lau thay vì rửa bằng nước và khử trùng
  • Khăn lau không được khử trùng và làm sạch mỗi lần sử dụng
  • Các Phương pháp vệ sinh làm sạch không được duy trì và chú trọng trong quá trình sơ chế và chế biến
     

CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH NHIỄM CHÉO KHI LƯU TRỮ THỰC PHẨM
 

Làm Sạch Và Khử Trùng Như Thế Nào?

  • Làm sạch: Loại bỏ thực phẩm và bụi bẩn từ bề mặt tiếp xúc
  • Làm giảm tác nhân gây bệnh trên bề mặt tiếp xúc đến mức an toàn
  • Cả hai bước này đều rất quan trọng để đảm bảo vệ sinh và giảm các nguy cơ nhiễm độc thực phẩm

Khi Nào Nên Làm Sạch Và Khử Trùng? Các Bước Tiến Hành Như Thế Nào?

Bất kỳ bề mặt tiếp xúc nào bạn sử dụng để chuẩn bị thực phẩm đều phải được làm sạch và khử trùng. Điều này cần thực hiện giữa mỗi lần sơ chế để tránh nhiễm bẩn thực phẩm

  • Cạo, tẩy và loại bỏ các mảnh vụn thức ăn từ bề mặt
  • Rửa bề mặt tiếp xúc bằng nước nóng pha chanh
  • Rửa lại bề mặt bằng nước sạch sau khi áp dụng các phương pháp khử trùng
  • Vệ sinh bề mặt
  • Để bề mặt khô hoàn toàn trước khi chuyển sang sử dụng tiếp

Tất cả các bề mặt thực phẩm tiếp xức phải được làm sạch và khử trùng sau mỗi lần sử dụng, trước khi bắt đầu làm việc với một loại thực phẩm khác nhau. Bất cứ lúc nào khi công việc của bạn bị gián đoạn hoặc sau bốn giờ nếu các dụng cụ không đước sử dụng liên tục rất có thể các dụng cụ đã bị tái nhiễm.

Luôn luôn giữ giẻ lau sạch sẽ, đánh dấu hộp đựng khăn sạch và khăn bẩn rõ rang. Nồng độ nước khử trùng khăn nên được kiểm tra thường xuyên

Tuân thủ các bước vệ sinh theo hướng dẫn là phương pháp hữu hiệu để tránh nguy cơ nhiễm chéo và giảm các bệnh từ thực phẩm.

Cách Lưu Trữ Để Hạn Chế Nhiễm Chéo

Các thực phẩm ăn sẵn khác cần phải được bao bọc cẩn thận bằng giấy bóng hoặc hộp kín khi để trong tủ lạnh để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm chéo.

Các loại thực phẩm tươi sống phải được lưu trữ trong 1 hộp cứng, nếu dùng trong ngày thì để ở ngăn mát của tủ lạnh. Nếu lưu trữ ở ngăn đông thì phải để ở vị trí thấp nhất trong ngăn, không cho tiếp xúc với các loại thực phẩm ăn sẵn hoặc không để nước thịt nhỏ vào các thực phẩm khác.
 

CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH NHIỄM CHÉO KHI LƯU TRỮ THỰC PHẨM

Xem thêm

  1. CÁC LOẠI THỰC PHẨM TỐT CHO DA
  2. SIÊU THỰC PHẨM - LỢI ÍCH VÀ CÁCH DÙNG
  3. THỰC PHẨM CÓ HÀM LƯỢNG VITAMIN B6 CAO
  4. THỰC PHẨM SẠCH LÀ GÌ?
  5. LƯU Ý KHI RÃ ĐÔNG THỰC PHẨM
  6. SỰ KẾT HỢP TUYỆT VỜI CỦA CÁC LOẠI THỰC PHẨM

(Nam An Market tổng hợp)

 

Đã thêm vào giỏ

Đã thêm vào wishlist